Tùy thuộc vào kích thước của bể cá, bạn có thể có một hoặc nhiều bộ lọc để giữ cho cá khỏe mạnh. Vệ sinh bộ lọc là một bước quan trọng của việc bảo trì. Làm theo những hướng dẫn đi kèm với từng loại bộ lọc, sẽ có lúc bạn cần phải thay thế một số bộ phận.
Nên nhớ rằng những bộ phận này được bao phủ bởi các loại tảo và vi khuẩn có lợi, là một phần của sự cần bằng cần có để cá sống khỏe mạnh. Thay thế tất cả các bộ phần cũng một lúc có thể làm mất cân bằng cho môi trường sống của cá. Vì thế, chỉ nên thay từng thứ một để cá dễ thích nghi.
2. Vệ sinh sỏi
Dù trông các viên sỏi dưới đáy bể cá có vẻ sạch đấy nhưng thực tế có thể là không phải vậy. Sỏi rất dễ bám bẩn các thức ăn thừa và chất thải của cá rơi xuống. Nếu để sỏi bẩn quá lâu, có thể khiến nấm mốc tích tụ lại. Cách vệ sinh sỏi trong bể cá rất đơn giản: tháo nước bể cá cho đến khi chỉ còn cách mặt sỏi khoảng 1cm, sau đó dùng tay kỳ cọ chất bẩn bám trên sỏi.
3. Kiểm soát tảo xanh
Một điều bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng sau khi bạn mua và nuôi bể cá là tảo xanh nhầy nhụa bắt đầu hình thành rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát tảo, điều quan trọng là phải có cách vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, có một vài loại cá cảnh đặc biệt thích tảo, ví dụ như giống cá Plecostomus (còn được biết đến là cá tỳ bà, cá lau kính, cá dọn bể).
Xét về “ngoại hình” thì Plecostomus sẽ không bao giờ chiến thắng được cuộc thi sắc đẹp nào, nhưng giống cá bé nhỏ này lại rất thích ăn tảo. Không chỉ có vậy, nó còn ăn tạp, bất cứ thứ gì có trong bể, bao gồm cả cá chết. Bạn có thể nuôi cá Plecostomus như một giải pháp kiểm soát tảo, giữ cho bể được sạch sẽ.
4. Vệ sinh kính bể
Giữ cho kính của bể cá sạch sẽ là việc làm đầu tiên để đảm bảo một môi trường trong lành cho cá.
Nuôi một đôi cá Plecostomus có thể kiểm soát sự sinh sôi nảy nở của tảo nhưng vẫn có những việc cần đến bàn tay của chính bạn. Cách tốt nhất là sắm một bộ dụng cụ vệ sinh và sử dụng nó để làm sạch bề mặt kính bên trong bể trước mỗi lần thay nước. Bao nhiêu chất bẩn sẽ theo nước bể ra ngoài.
5. Vệ sinh nước bể
Bạn cần vệ sinh nước bể một lần mỗi tuần. Những gì bạn đang thực sự làm là thay một phần nước trong bể, khoảng 10 – 20%. Chỉ một lượng nước nhỏ thế này được thay mới thôi cũng khiến cho bể cá trông đẹp mắt hơn và sạch sẽ trở lại. Trong khi đó, lượng vi khuẩn có ích cần thiết cho cá vẫn được giữ trong bể.
Sau khi thay nước, sử dụng vòi hút hoặc máy hút chân không để làm sạch sỏi và các phụ kiện trang trí trong bể. Đổ đầy nước trở lại. Lưu ý, nếu dùng nước máy, các bạn cần xả nước ra chậu để bay hết clo rồi mới đổ vào bể cá.
Nếu bạn đang tìm hiểu về mẹo dọn bể cá, có lẽ bạn cũng biết rằng tuyệt đối không nên dùng hoá chất để vệ sinh bể cá. Tuy nhiên đôi khi sẽ an toàn hơn cho những chú cá cảnh nếu các đồ vật trang trí trong bể được làm sạch bằng một loại chất tẩy vệ sinh, thay vì cứ để bám cặn bẩn quá lâu trong bể. Hãy lấy hết đồ trang trí ra khỏi bể và ngâm trong dung dịch gồm một phần thuốc tẩy với chín phần nước nóng và làm theo hướng dẫn sử dụng trên vỏ sản phẩm chất tẩy. Bạn nhớ đừng quên rửa sạch lại các đồ trang trí với nước ấm trước khi đặt lại vào bể.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Dịch vụ trồng, chăm sóc và duy trì cảnh quan tại Cảng Hàng Không Quốc Tế Phú Bài
Th11
Lợi ích của giặt ghế sofa định kỳ
Th11
Làm thế nào để tẩy xi măng bám trên sàn gạch?
Th11
Cam kết vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, chất lượng từ những chi tiết nhỏ
Th11
Tìm hiểu mẹo vệ sinh bếp ga sạch, bóng loáng
Th11
Vệ Sinh Công Trình Starbucks Huế Chuẩn Bị Khai Trương: Chăm Sóc Từng Chi Tiết Để Mang Đến Chuyến Đi Hoàn Hảo
Th11
Dịch vụ vệ sinh trường học Cam kết sạch, uy tín
Th11
MẸO KHỬ MÙI TANH Ở CÁ TRONG MỘT NỐT NHẠC
Th11